Cây bạch mã hoàng tử ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

220.000VND

Mô tả ngắn

Tên: Cây bạch mã hoàng tử
Tên khoa hoc: Aglaonema Pseudobracteatum
Xuất xứ: từ các nước châu Á
Kích thước: Nhiều kích thước
Giá cả: Tùy thuộc vào kích thước của cây, dáng, thế của cây, tuổi thọ của cây.

Cảm ơn quý khách đã mua sản phẩm

Quý khách có thể đặt hàng trực tiếp trên website của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn:

Điện thoại:
0912 792 748
Email:
tuvan@caycanhbancong.com
 
Hoặc nhắn tin zalo
0912 792 748

Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử hay cây bạch mã có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước châu Á, thường mọc thành bụi. Trong tự nhiên cây có thể cao khoảng 1,5m, thân màu trắng, tán lá có gân trắng. Cây bạch mã hoàng tử sử dụng trong trang trí và thiết kế sân vườn thường chỉ cao trung bình là 40cm.

Đặc điểm nhận dạng cây bạch mã hoàng tử

– Cây thuộc nhóm cây thân thảo, sinh trưởng khá nhanh và lan thành bụi rộng. Vì vậy khi muốn nhân giống cây bạch mã hoàng tử thì người trồng thường sẽ tách bụi chứ ít dùng phương pháp gieo trồng. Khi cây con mọc bên cây mẹ có từ 3 đến 4 lá chúng ta sẽ dùng dao tách lấy cây con sát gốc.

– Thân cây bạch mã hoàng tử màu trắng, vươn thẳng, có chiều cao trung bình từ 25-50 cm. Lá cây lớn màu xanh lơ, có hình bầu dục, thon nhọn ở phần đầu. Sống lá có màu trắng, gân lá màu trắng xen kẽ màu xanh.

Vị trí trồng và tác dụng của cây

Bạch mã hoàng tử là loại cây cảnh có thể được trồng ngoài sân vườn, trồng trong nhà, trồng ở ban công hoặc để bàn làm việc. Vậy nên đặt cây ở hướng nào là tốt nhất? Nhiều người quan niệm rằng đặt cây ở hướng Đông, Đông Nam hoặc Đông bắc có ánh sáng tốt giúp cây phát triển tốt hơn và sẽ thu hút được nhiều nguồn năng lượng tích cực, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đặt cây ở cửa ra vào giúp mang vượng khí vào nhà. Đặt ở bàn làm việc phía bên tay phải đối với những người có địa vị, chức vị cao.

Cũng giống như khá nhiều loại cây xanh khác, loại cây này cũng mang đến một số tác dụng có lợi như:

  • Có tác dụng trang trí, làm đẹp thêm cho không gian trong nhà, văn phòng làm việc.
  • Tác dụng hút các khí độc hại từ các thiết bị điện tử trong nhà làm trong lành môi trường sống trong nhà.
  • Giúp tăng độ ẩm, điều hòa không khí trong môi trường máy lạnh.
  • Giảm stress, giúp tinh thần luôn thoải mái bởi màu xanh mát của lá cây có tác dụng rất tốt cho việc chống mỏi mắt.

Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã hoàng tử

cay-bach-ma-hoang-tu-7

Nhiều người đã có chung câu hỏi “Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì, tuổi nào nhất?” Đây là loại cây không xung khắc với bất kỳ mệnh nào cả. Tuy nhiên nó được xem là cây hợp nhất đối với người mệnh Kim và mệnh Thủy do màu sắc chính của cây là màu trắng và xanh lơ nên giúp cho công việc của những người mệnh này thuận buồm xuôi gió. Cùng với đó nó cũng mang nhiều may mắn đến với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.

Với ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, sự suôn sẻ trong công việc cũng như các vấn đề khác trong cuộc sống vì vậy bạch mã hoàng tử được sử dụng làm quà biếu trong các công việc như: Mừng sinh nhật, khai trương, tân gia… Người sở hữu loại cây này sẽ có sự quyền quý, cảm giác quý tộc và thuận lợi mới nhiều điều tốt đẹp.

Xem thêm: Cây chuối rẻ quạt

Cây bạch mã hoàng tử có độc không?

Có nhiều tác dụng và ý nghĩa phong thủy tốt lành nhưng nhiều người cũng còn phân vân khi lựa chọn cây bạch mã hoàng tử này bởi thông tin rằng chúng có độc. Đây có phải thông tin chính xác hay không? Câu trả lời từ các chuyên gia là có. Đây là một loại cây có độc và đặc biệt là trong quả của chúng có chứa nhiều độc tố nhất. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi độc tố này được xếp vào mức nhẹ và nhằm mục đích bảo vệ cây khỏi các động vật ăn lá.

Trong quá trình trồng cây bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan như sau:

– Khi chăm sóc cây bạch mã hoàng tử cần chú ý để không bị nhựa cây dính vào mắt vào tay sẽ gây kích ứng cho da.

– Thời gian ra hoa và đậu quả của cây bạch mã hoàng tử rơi vào khoảng tháng 5 – tháng 7. Lưu ý với trẻ nhỏ và vật nuôi khi tiếp xúc với cây trong thời gian này.

– Nếu có lỡ tiếp xúc ăn hoặc nuốt phải nhựa (mủ) của cây thì cần quan sát xem có biểu hiện gì lạ hay không để kịp thời đưa đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ thú y gần nhất để khám và điều trị.

Cây hoa giấy

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Bất kì loại cây nào khi bạn có chủ đích trồng thì đều mong muốn nó sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây bạch mã hoàng tử thì bạn có thể tham khảo các thông tin sau đây:

Điều kiện trồng cây lý tưởng

– Đất trồng: Bạch mã hoàng tử khá dễ sống, nó sống được trong nhiều loại đất nhưng phù hợp nhất là đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn sử dụng được đất than bùn kết hợp với tro, trấu, xơ dừa thì quá tuyệt vời.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt là từ 18 đến 30 độ C. Cây có thể sống được trong phòng lạnh. Tuy nhiên với thời tiết lạnh dưới 10 độ C và trong một thời gian dài thì cây sẽ chết.

– Ánh sáng: Ngoài tự nhiên loại cây thì đây là cây ưa bóng dâm. Nó thích hợp sống dưới bóng râm của cây nhiệt đới, ít nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Vì vậy loại cây này có thể trồng được trong nhà. Vị trí đặt tốt nhất nên là ở những nơi gần cửa sổ, giếng trời…. Ở những nơi ít ánh sáng tự nhiên, muốn cây phát triển tốt thì buổi sáng nên mang cây ra ngoài trời tắm nắng nhẹ trước 10h.

– Chế độ tưới nước: Trung bình tưới từ 2 đến 3 lần/tuần. Có thể phun sương hoặc đặt chậu cây trên đá cuội, ở giới có nước giúp tăng độ ẩm cho cây.

– Phân bón: Sử dụng phân bón NPK là tốt nhất. Nên bón 1 lần/tháng.

Cây Bạch mã hoàng tử có thể sống được tốt trong môi trường thủy sinh. Đặt cây trong bình thủy tinh để có nước để ngắm được bộ rễ trắng muốt, xinh xắn của nó. Cần nhỏ 2 đến 3 giọt chất dinh dưỡng vào trong nước cho cây mỗi tháng 1-2 lần. Khi trồng thủy sinh thì nên thường xuyên thay nước. Lấy cây ra ngoài, đổ nước cũ đi, không đổ nước trực tiếp khi cây đang trong bình. Nếu thấy rễ cây có hiện tượng bị thâm đen thì nên cắt bỏ chúng để tránh lây lan mầm bệnh và làm đục bình nước.

cay-bach-ma-hoang-tu-4

Các bệnh thường gặp và cách xử lý

Cây bạch mã hoàng tử tuy khá dễ sống, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh tuy nhiên trong quá trình trồng cây cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

– Bị sâu bệnh: Các loài sâu, côn trùng gây bệnh chủ yếu cho loại cây này thường là thường là rệt sáp và ve nhện. Chúng thường bám vào mặt dưới của lá để hút nhựa của lá cây. Khi gặp vấn đề này, bạn có thể tiêu diệt chúng bằng 1 trong các cách sau: phun sương xà phòng, nước vôi loãng hoặc nước muối đã được pha loãng vào buổi tối.

– Bị đốm lá do nấm: Biểu hiện là bạn sẽ nhìn thấy trên lá xuất hiện các lỗ hoặc các đốm nâu. Trường hợp này cần mang cây ra ngoài trời, sử dụng thuốc diệt nấm Monterey Liqui-Cop phun cho cây (nên sử dụng găng tay và khẩu trang trong quá trình phun thuốc).

– Xử lý lá cây bị héo, bị chết: Dùng dao hoặc kéo chuyên dụng cắt dọc lá từ thân lá xuống tận dưới gốc cây. Lưu ý nếu cây đang trong quá trình ra hoa thì không nên cắt lá cây. Nên để cây ở những nơi mát mẻ, không khí trong lành, tránh để những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Hình ảnh cây bạch mã hoàng tử

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây bạch mã hoàng tử ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc”

Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử hay cây bạch mã có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước châu Á, thường mọc thành bụi. Trong tự nhiên cây có thể cao khoảng 1,5m, thân màu trắng, tán lá có gân trắng. Cây bạch mã hoàng tử sử dụng trong trang trí và thiết kế sân vườn thường chỉ cao trung bình là 40cm.

Đặc điểm nhận dạng cây bạch mã hoàng tử

– Cây thuộc nhóm cây thân thảo, sinh trưởng khá nhanh và lan thành bụi rộng. Vì vậy khi muốn nhân giống cây bạch mã hoàng tử thì người trồng thường sẽ tách bụi chứ ít dùng phương pháp gieo trồng. Khi cây con mọc bên cây mẹ có từ 3 đến 4 lá chúng ta sẽ dùng dao tách lấy cây con sát gốc.

– Thân cây bạch mã hoàng tử màu trắng, vươn thẳng, có chiều cao trung bình từ 25-50 cm. Lá cây lớn màu xanh lơ, có hình bầu dục, thon nhọn ở phần đầu. Sống lá có màu trắng, gân lá màu trắng xen kẽ màu xanh.

Vị trí trồng và tác dụng của cây

Bạch mã hoàng tử là loại cây cảnh có thể được trồng ngoài sân vườn, trồng trong nhà, trồng ở ban công hoặc để bàn làm việc. Vậy nên đặt cây ở hướng nào là tốt nhất? Nhiều người quan niệm rằng đặt cây ở hướng Đông, Đông Nam hoặc Đông bắc có ánh sáng tốt giúp cây phát triển tốt hơn và sẽ thu hút được nhiều nguồn năng lượng tích cực, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đặt cây ở cửa ra vào giúp mang vượng khí vào nhà. Đặt ở bàn làm việc phía bên tay phải đối với những người có địa vị, chức vị cao.

Cũng giống như khá nhiều loại cây xanh khác, loại cây này cũng mang đến một số tác dụng có lợi như:

  • Có tác dụng trang trí, làm đẹp thêm cho không gian trong nhà, văn phòng làm việc.
  • Tác dụng hút các khí độc hại từ các thiết bị điện tử trong nhà làm trong lành môi trường sống trong nhà.
  • Giúp tăng độ ẩm, điều hòa không khí trong môi trường máy lạnh.
  • Giảm stress, giúp tinh thần luôn thoải mái bởi màu xanh mát của lá cây có tác dụng rất tốt cho việc chống mỏi mắt.

Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã hoàng tử

cay-bach-ma-hoang-tu-7

Nhiều người đã có chung câu hỏi “Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì, tuổi nào nhất?” Đây là loại cây không xung khắc với bất kỳ mệnh nào cả. Tuy nhiên nó được xem là cây hợp nhất đối với người mệnh Kim và mệnh Thủy do màu sắc chính của cây là màu trắng và xanh lơ nên giúp cho công việc của những người mệnh này thuận buồm xuôi gió. Cùng với đó nó cũng mang nhiều may mắn đến với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.

Với ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, sự suôn sẻ trong công việc cũng như các vấn đề khác trong cuộc sống vì vậy bạch mã hoàng tử được sử dụng làm quà biếu trong các công việc như: Mừng sinh nhật, khai trương, tân gia… Người sở hữu loại cây này sẽ có sự quyền quý, cảm giác quý tộc và thuận lợi mới nhiều điều tốt đẹp.

Xem thêm: Cây chuối rẻ quạt

Cây bạch mã hoàng tử có độc không?

Có nhiều tác dụng và ý nghĩa phong thủy tốt lành nhưng nhiều người cũng còn phân vân khi lựa chọn cây bạch mã hoàng tử này bởi thông tin rằng chúng có độc. Đây có phải thông tin chính xác hay không? Câu trả lời từ các chuyên gia là có. Đây là một loại cây có độc và đặc biệt là trong quả của chúng có chứa nhiều độc tố nhất. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi độc tố này được xếp vào mức nhẹ và nhằm mục đích bảo vệ cây khỏi các động vật ăn lá.

Trong quá trình trồng cây bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan như sau:

– Khi chăm sóc cây bạch mã hoàng tử cần chú ý để không bị nhựa cây dính vào mắt vào tay sẽ gây kích ứng cho da.

– Thời gian ra hoa và đậu quả của cây bạch mã hoàng tử rơi vào khoảng tháng 5 – tháng 7. Lưu ý với trẻ nhỏ và vật nuôi khi tiếp xúc với cây trong thời gian này.

– Nếu có lỡ tiếp xúc ăn hoặc nuốt phải nhựa (mủ) của cây thì cần quan sát xem có biểu hiện gì lạ hay không để kịp thời đưa đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ thú y gần nhất để khám và điều trị.

Cây hoa giấy

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Bất kì loại cây nào khi bạn có chủ đích trồng thì đều mong muốn nó sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây bạch mã hoàng tử thì bạn có thể tham khảo các thông tin sau đây:

Điều kiện trồng cây lý tưởng

– Đất trồng: Bạch mã hoàng tử khá dễ sống, nó sống được trong nhiều loại đất nhưng phù hợp nhất là đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn sử dụng được đất than bùn kết hợp với tro, trấu, xơ dừa thì quá tuyệt vời.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt là từ 18 đến 30 độ C. Cây có thể sống được trong phòng lạnh. Tuy nhiên với thời tiết lạnh dưới 10 độ C và trong một thời gian dài thì cây sẽ chết.

– Ánh sáng: Ngoài tự nhiên loại cây thì đây là cây ưa bóng dâm. Nó thích hợp sống dưới bóng râm của cây nhiệt đới, ít nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Vì vậy loại cây này có thể trồng được trong nhà. Vị trí đặt tốt nhất nên là ở những nơi gần cửa sổ, giếng trời…. Ở những nơi ít ánh sáng tự nhiên, muốn cây phát triển tốt thì buổi sáng nên mang cây ra ngoài trời tắm nắng nhẹ trước 10h.

– Chế độ tưới nước: Trung bình tưới từ 2 đến 3 lần/tuần. Có thể phun sương hoặc đặt chậu cây trên đá cuội, ở giới có nước giúp tăng độ ẩm cho cây.

– Phân bón: Sử dụng phân bón NPK là tốt nhất. Nên bón 1 lần/tháng.

Cây Bạch mã hoàng tử có thể sống được tốt trong môi trường thủy sinh. Đặt cây trong bình thủy tinh để có nước để ngắm được bộ rễ trắng muốt, xinh xắn của nó. Cần nhỏ 2 đến 3 giọt chất dinh dưỡng vào trong nước cho cây mỗi tháng 1-2 lần. Khi trồng thủy sinh thì nên thường xuyên thay nước. Lấy cây ra ngoài, đổ nước cũ đi, không đổ nước trực tiếp khi cây đang trong bình. Nếu thấy rễ cây có hiện tượng bị thâm đen thì nên cắt bỏ chúng để tránh lây lan mầm bệnh và làm đục bình nước.

cay-bach-ma-hoang-tu-4

Các bệnh thường gặp và cách xử lý

Cây bạch mã hoàng tử tuy khá dễ sống, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh tuy nhiên trong quá trình trồng cây cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

– Bị sâu bệnh: Các loài sâu, côn trùng gây bệnh chủ yếu cho loại cây này thường là thường là rệt sáp và ve nhện. Chúng thường bám vào mặt dưới của lá để hút nhựa của lá cây. Khi gặp vấn đề này, bạn có thể tiêu diệt chúng bằng 1 trong các cách sau: phun sương xà phòng, nước vôi loãng hoặc nước muối đã được pha loãng vào buổi tối.

– Bị đốm lá do nấm: Biểu hiện là bạn sẽ nhìn thấy trên lá xuất hiện các lỗ hoặc các đốm nâu. Trường hợp này cần mang cây ra ngoài trời, sử dụng thuốc diệt nấm Monterey Liqui-Cop phun cho cây (nên sử dụng găng tay và khẩu trang trong quá trình phun thuốc).

– Xử lý lá cây bị héo, bị chết: Dùng dao hoặc kéo chuyên dụng cắt dọc lá từ thân lá xuống tận dưới gốc cây. Lưu ý nếu cây đang trong quá trình ra hoa thì không nên cắt lá cây. Nên để cây ở những nơi mát mẻ, không khí trong lành, tránh để những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Hình ảnh cây bạch mã hoàng tử

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây bạch mã hoàng tử ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc”

Contact Me on Zalo
Call Now Button